Việt Nhân Blogs

Eo biển Hormuz bị đóng - Giá xăng dầu tăng cao

Ngày đăng: 23-06-2025

Ngày 21/6, Quốc hội Iran chính thức thông qua một nghị quyết gây chấn động thị trường năng lượng toàn cầu: cho phép đóng cửa eo biển Hormuz, tuyến vận chuyển chiến lược mà gần 1/5 lượng dầu mỏ toàn cầu phải đi qua mỗi ngày. Đây được xem là bước leo thang mới trong căng thẳng chính trị – quân sự tại vùng Vịnh, và nếu được thực thi, hậu quả không chỉ dừng ở các chỉ số thùng dầu bị gián đoạn.

 

Tài chính toàn cầu: Một hệ thống không còn trục

Giá xăng có thể tăng vọt trên toàn cầu, đẩy nhanh tốc độ lạm phát và tạo áp lực lớn lên chuỗi cung ứng từ châu Á sang châu Âu. Giới quan sát cảnh báo: chỉ một mệnh lệnh chính trị từ Trung Đông có thể gây ra một chuỗi phản ứng kinh tế dây chuyền không lường trước.

Chúng ta đang sống trong thời kỳ mà những công thức vĩ mô, các chu kỳ hồi phục kinh điển hay lý thuyết tăng trưởng đều trở nên lỗi thời. Từ Gaza, Tehran đến Đông Dương, các biến động chính trị - quân sự - kinh tế giờ đây không diễn ra theo trục đoán định nào cả. Một sự kiện tưởng như kỹ thuật như việc tăng lãi suất, giá cước vận tải, hay gián đoạn logistics tại eo biển Hormuz cũng đủ để tạo ra "địa chấn" kinh tế toàn cầu.

Ở phía Đông, biên giới Thái Lan – Campuchia xuất hiện những dấu hiệu căng thẳng mới, khi tranh chấp cũ trở lại trong bối cảnh địa chính trị khu vực dịch chuyển. Đông Nam Á – vùng đất từng được đánh giá là ổn định nhất châu Á – đang bước vào chu kỳ tái định hình vai trò chiến lược, với sự giao thoa giữa an ninh, kinh tế và áp lực quốc tế ngày một phức tạp.

Tuần qua (16–22/6), các ngân hàng trung ương lớn đã phát đi tín hiệu trái chiều: Thụy Sĩ và Na Uy giảm lãi suất, trong khi Fed và Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) giữ nguyên, còn ECB thì lưỡng lự giữa kìm chế lạm phát và kích thích tăng trưởng. Đồng USD mạnh lên không phải vì niềm tin vào hệ thống, mà đơn giản là vì thế giới không còn lựa chọn nào khác. Trong khi đó, vàng biến động mạnh, chứng khoán lao đao, và dòng tiền toàn cầu “lang thang” giữa bất định.

Quốc hội Iran vừa thông qua việc đóng của eo biển Hormuz - nơi 1/5 trữ lượng dầu mỏ của thế giới đi qua
Quốc hội Iran vừa thông qua việc đóng của eo biển Hormuz - nơi 1/5 trữ lượng dầu mỏ của thế giới đi qua

Việt Nam tái cấu trúc thể chế: Thích nghi với thế giới không còn điểm tựa

Giữa những chấn động toàn cầu, ngày 16/6/2025, Quốc hội Việt Nam thông qua quyết sách quan trọng: tổ chức lại chính quyền địa phương theo mô hình hai cấp, thay cho cấu trúc ba tầng đã tồn tại hàng chục năm. Đây không chỉ là bước đi tinh gọn bộ máy, mà còn là chỉ dấu thể chế về khả năng phản ứng và tổ chức lại của Việt Nam trong một thế giới đang mất dần ổn định.

Dưới góc nhìn vĩ mô, cải tổ thể chế chính là sự chuẩn bị cho một chu kỳ phát triển mới, chủ động, linh hoạt, và phòng vệ chiến lược. Tổng Bí thư Tô Lâm gọi Đại hội XIV là “dấu mốc son đặc biệt”. Trong bối cảnh bất định toàn cầu, thách thức đặt ra không chỉ là tăng trưởng, mà là tăng trưởng bền vững – khả năng tồn tại trong hỗn loạn, chứ không phải chỉ phục hồi sau khủng hoảng.

 

Thế giới đang thay đổi không thể đoán trước?

Chúng ta không còn sống trong một thế giới có thể lập kế hoạch 5 hay 10 năm. Các nền kinh tế, kể cả siêu cường đang tự giới hạn mình trong những vòng xoáy ngắn hạn. Trong bức tranh toàn cầu đầy biến động đó, năng lực thích nghi và tổ chức lại nội tại trở thành vũ khí chiến lược mới. Quyết sách của Việt Nam không đơn thuần là cải cách hành chính mà là lời tuyên bố rằng chúng ta sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới.
 

Việt Nhân Blog - Trang cung cấp thông tin du lịch, tin tức mới nhất


Bạn đang cần thiết kế web cho doanh nghiệp của bạn? Liên hệ tư vấn thiết kế website miễn phí Việt Nhân