Chiêm ngưỡng những hiện vật của nền Văn hóa Óc Eo
Năm 1944, sau cuộc khai quật khảo cổ đầu tiên của Louis Malleret ở phía đông núi Ba Thê thuộc huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đã phát hiện những dấu tích của một nền văn hóa cổ “Văn hóa Óc Eo”. Kể từ đó, nền văn hoá này dần lan rộng ra khắp Nam bộ và cho đến tận ngày nay. Tỉnh An Giang được xác định là trung tâm của nền Văn hoá Óc Eo .
Từ việc khai quật, nghiên cứu, phân tích di vật từ các hố đào đã mang lại cho những nhà khoa học, nhà sử học rất nhiều tư liệu quý, minh chứng cho một nền văn minh, văn hóa phát triển rực rỡ cách đây hàng nghìn năm. Từ những hoạt động khoa học khảo cổ mà Óc Eo trở nên nổi tiếng và đại diện cho một nền hoá - Văn hoá Óc Eo.
Năm 2012, Di tích Văn hóa Óc Eo – Ba Thê được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt. Những di tích và di vật còn sót lại tại đây là mình chứng cho sự tồn tại của một vương triều cổ, hùng mạnh nhất Đông Nam Á từ thế kỷ I đến thế kỷ VII – Vương quốc Phù Nam.
Cùng chiêm ngưỡng những hiện vật được trưng bày tại nhà trưng bày Văn hóa Óc Eo - Ba Thê huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Nhà trưng bày văn hóa Óc Eo nằm tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Những hiện vật được trưng bày.
Rìu đá có niên đại cách đây hai ngàn năm trăm năm.
Răng động vật được các nhà khảo cổ tìm thấy.
Bình gốm có niên đại từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII.
Hiện vật nồi gốm.
Năm 2012, Di tích Văn hóa Óc Eo – Ba Thê được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt.
Nhà trưng bày với hàng trăm hiện vật có niên đại từ thế kỷ I đến thế kỷ VII.
Đồng tiền vương quốc Phù Nam.
Di tích Gò Cây Thị A và B khu di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê.
Các nhà khảo cổ đã thám sát lại và tiến hành khai quật nền kiến trúc cổ này vào năm 1999.
Các nhà khảo cổ đã phát hiện có hai kiến trúc riêng biệt trong cùng khu vực khai quật nên đã đặt tên là Gò Cây Thị A và B.
Phạm Văn Hải / VOV ĐBSCL